Công thức tính số lượng quạt thông gió

Quạt thông gió là điều cần thiết để sử dụng cho nhà xưởng, trang trại, bếp ăn công nghiệp, gia đình,…Vì không khí tù đọng luôn là tác nhân gây hại đến sức khỏe con người. Nó không ảnh hưởng trực tiếp mà sẽ tích tụ qua thời gian.

Nhu cầu sử dụng quạt thông gió là cần thiết, tuy nhiên sử dụng như thế nào để đúng với số lượng quạt để lưu thông không khí một cách hiệu quả thì chúng ta cần phải áp dụng đúng công thức tính số lượng quạt thông gió. Trong bài viết này, quatdienchinhhang sẽ cung cấp cho các bạn một số công thức liên quan đến quạt thông gió, giúp cho không gian làm việc thông thoáng hơn.

Tại sao cần phải tính số lượng quạt thông gió

Quạt thông gió cần phải lắp cố định trên tường, phải đục lỗ khoan vào gắn vào tường hoặc lúc xây thiết kế sẵn. Vì vậy trước khi đi vào lắp đặt hệ thống quạt thông gió công nghiệp cần có một vài bước: khảo sát thực tế, lựa chọn thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng. Quan trọng hơn là phải tính toán lưu lượng gió và số lượng quạt phù hợp, tương ứng với diện tích không gian nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, tránh gây lãng phí, tốn kém chi phí đầu tư hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả thông gió.

Bạn hãy tham khảo công thức tính số lượng quạt thông gió dưới đây để tính toán số lượng quạt cần sử dụng một cách hợp lý nhất.

Cách thức tính số lượng quạt thông gió

Bước 1: Tính thể tích nơi cần lắp đặt quạt thông gió

V( m3) = D (m)  x R (m)  x C (m)

Thể tích (m3) = Chiều dài (m) x chiều rộng (m) x chiều cao(m)

Bước 2: Tính tổng lượng không khí cần dùng

Tg (m3/h)  = X (lần/h) x V (m3)

Tổng lượng không khí cần dùng (m3/h)   = Số lần thay đổi không khí (lần/giờ)  x thể tích (m3)

Yêu cầu số lần thay đổi không khí trong 1 giờ:

  • Nơi công cộng đông đúc ( Nhà thi đấu , Siêu thị , Căn Tin, Nhà Sách,… ) : X = 30 đến 40 lần/giờ .
  • Trong Nhà Xưởng sản xuất có máy móc, thiết bị phát nhiệt độ ( May, Cơ Khí, Sản Xuất ,…) : X = 40 đến 60 lần/giờ .

Bước 3: Tính số lượng quạt thông gió cần dùng cho nhà xưởng

N = Tg : Q(c)

Số quạt cần dùng cho nhà xưởng ( cái)  = Tổng lượng không khí cần dùng (m3/h) / Lưu lượng gió của quạt (m3/h)

Ví dụ cụ thể: Một xưởng sản xuất có chiều dài: 25m; Chiều rộng: 10m; Chiều cao: 7m

Số lần thay đổi không khí: 50 lần/ giờ

Lựa chọn quạt thông gió Dasin KVF-2460 có lưu lượng gió: 12.180(m3/h)

Ta có:

Thể tích nhà xưởng (V) m3 = 25 (m) x 10(m) x 7(m) = 1.750 (m3)

Tổng lượng không khí cần dùng (m3/h): 50 (lần/h) x 1.750 (m3) = 87.500 (m3/h)

Số lượng quạt cần sử dụng cho xưởng: 87.500(m3/h) / 12.180(m3/h) = 7.18

Vậy số lượng thông gió cần dùng cho xưởng sản xuất này là: 7 chiếc Dasin KVF-2460

>> Cách lắp đặt quạt thông gió cho nhà xưởng

Cách xác định lưu lượng thông gió để lựa chọn quạt thông gió phù hợp nhất

Mục đích thông gió có thể là khử các chất độc hại, thải nhiệt thừa, ẩm thừa phát sinh trong phòng, khử bụi… Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người thường sinh ra các chất độc hại và thải vào trong phòng. Nên ta cần phải tính được lưu lượng gió sử dụng để thông gió.

Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời.

Do đó một yêu cầu không thể thiếu được là phải thực hiện thông gió.

 Xác định lưu lượng thông gió khử độc

Các chất độc hại phát sinh thường gặp nhất là trong các nhà máy công xưởng sản xuất, trrong các khu vực đặc biệt như nhà bếp, khu vệ sinh.

Các loại chất độc có hại trong công nghiệp có thể phát sinh bởi:

+ Phản ứng hoá học trong quá trình sản xuất, quá trình cháy nhiên liệu.

+ Phát sinh do quá trình vi sinh hoá bốc hơi từ bề mặt thoáng của các bồn, bể chứa hoá chất.

+ Bốc hơi từ bề mặt vật có sơn phủ các hoá chất độc hại.

+ Rò rỉ từ thiết bị và đường ống.

Cách xác định lưu lượng thông gió khử độc được tính theo công thức sau đây:

Công thức tính lưu lượng gió khử độc

Trong đó:
G : Lượng chất độc hại tỏa ra trong phòng (g/h)
yc : Nồng độ cho phép của chất độc hại (tham khảo bảng 3.1), g/m3
yo : Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. ( nồng độ này rất nhỏ có thể bỏ qua)

Bảng 3.1: Nồng độ cho phép của một số chất

    Bảng 3.1: Nồng độ cho phép của một số chất

Trong công thức trên, lượng chất độc hại phát sinh trong phòng rất khó xác định bằng lý thuyết, có rất nhiều các công thức tính toán khác nhau nhưng cũng phải thừa nhận rang trên thực tế sẽ có rất nhiều sai sót.

Đối với các chất độc hại phát sinh ra do phản ứng hoá học hoặc phản ứng vi sinh hoá thì có thể xác định theo lý thuyết. Còn thực tế có sai sót có đáng kể hay không còn phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia và các điều kiện cụ thể của phản ứng, loại nguyên liệu sử dụng vv…
Đối với các nguồn gây độc khác cũng phụ thuộc tình trạng bề mặt, tốc độ gió, nhiệt độ phòng, diện tích bề mặt thoáng, khe hở rò rỉ vv..

  • Vì vậy cách tốt nhất để xác định lượng chất độc phát sinh là bằng thực nghiệm. Trong nhiều trường hợp cần khảo sát tại chỗ nồng độ các chất độc trong không khí và sự hao hụt theo thời gian của các chất để xác định lượng chất độc phát sinh.

Lưu lượng thông gió khử CO2

Khí CO2 phát sinh trong phòng chủ yếu là do hoạt động sống của cơ thể con người thải ra và còn do một số phản ứng đặc biệt khác. Trong phần này chỉ tính đến lượng CO2 phát sinh do con người thải ra.

Lưu lượng không khí thông gió cần thiết để thải khí CO2 do con người toả ra tính trong 1 giờ được tính như sau:

Lưu lượng thông gió khử CO2

Trong đó:

 Vco2:  là lượng CO2 do con người thải ra (m3/h/người)

β :  Nồng độ CO2 cho phép, % thể tích thường chọn β = 0,15

a : Nồng độ CO2 trong không khí môi trường xung quanh, % thể tích thường chọn a = 0,03%.

1 :  Lưu lượng không khí cần cấp, m3/h.người

Lượng CO2 do một người thải ra phụ thuộc vào cường độ lao động, nên lưu lượng thông gió thải CO2 cũng phụ thuộc vào cường độ lao động.

Lưu lượng thải Co2 của một người

lưu lượng thải co2 của một người hút thuốc

Bảng 3.2: Lưu lượng thông gió thải CO2 cần thiết cho 01 người Lượng khí tươi cần cung cấp khi có hút thuốc

Lưu lượng thông gió thải ẩm thừa

Ẩm thừa phát sinh trong phòng do nhiều nguyên nhân và đã được giới thiệu tính toán trong chương 3, đó chính là lượng ẩm thừa. Căn cứ vào lượng ẩm thừa có thể xác định lưu lượng thông gió thải ẩm thừa như sau :

Lưu lượng thông gió thải ẩm thừa

Trong đó

Wt:  Lượng hơi nước toả ra phòng, kg/h

dmax : Dung ẩm cực đại cho phép của không khí trong phòng, kg/kg

do:  Dung ẩm của không khí thổi vào phòng, kg/kg

ρkk : Khối lượng riêng của không khí, kg/m3

 Lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa

Hiện nay vẫn chưa có các số liệu tiêu chuẩn về chế độ nhiệt thông gió. Vì vậy một cách gần đúng chấp nhận lấy lượng nhiệt thừa trong phòng tính toán theo chế độ điều hoà để tính thông gió và do đó lưu lượng thông gió tính được sẽ cao hơn yêu cầu, có thể coi đó là hệ số dự trữ.

lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa

Qt: Lượng nhiệt thừa trong phòng, kCal/h

Ir , Iv : Entanpi của không khí thổi vào và hút ra phòng, kcal/kg. Trạng thái không khí hút ra chính là trạng thái không khí trong phòng

Trong trường hợp không khí trong phòng chỉ toả nhiệt mà không tỏa hơi ẩm thì có thể áp dụng công thức :

lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa

Tr, tv :  Nhiệt độ của không khí thổi vào và hút ra phòng, oC

Nhiệt dung riêng của không khí Ck = 0,24 kCal/kg.oC

Khi tính toán cần lưu ý:

  • Nhiệt độ không khí trong phòng lấy theo yêu cầu vệ sinh và công nghệ của quá trình sản xuất.
  • Nhiệt độ không khí vào phải thoả mãn điều kiện vệ sinh tv > tT – a .
  • Nhiệt độ không khí ra : Có thể lấy bằng nhiệt độ không khí trong phòng.

Nếu miệng hút đặt cao thì tính theo công thức sau :

lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa

H – Khoảng cách từ mặt sàn đến miệng hút, m

Z – Chiều cao vùng làm việc, m

β – Gradien nhiệt độ theo chiều cao.

+ Thông thường : β = 0,2 – 1,5 oC/m

+ Đối với rạp hát, rạp chiếu bóng : β = 0,2 – 0,3

+ Đối với xưởng nguội : β = 0,4 – 1,0

+ Đối với xưởng nóng : β = 1 – 1,5

Lưu lượng thông gió khử bụi

Lưu lượng không khí thông gió nhằm mục đích thải bụi phát ra trong phòng được xác định theo công thức:

luu luong thong gio khu bui

Trong đó:

Gb – Lượng bụi thải ra phòng, g/h

Sc – Nồng độ bụi cho phép trong không khí, g/m3

So – Nồng độ bụi trong không khí thổi vào, g/m3

 Bội số tuần hoàn

Khi thông gió theo yêu cầu điều kiện vệ sinh nói chung mà không vì một mục đích cụ thể nào đó thì người ta tính lưu lượng gió thông gió dựa vào bội số tuần hoàn.

Bội số tuần hoàn là số lần thay đổi không khí trong phòng trong một đơn vị thời gian.

Bội số tuần hoàn

Trong đó:

K – Bội số tuần hoàn, lần/giờ

Vkk– Lưu lượng không khí cấp vào phòng, m3/h

Vgm – Thể tích gian máy, m3

Bội số tuần hoàn cho trong các tài liệu. Việc xác định lưu lượng gió theo bội số tuần hoàn khá thuận lợi trên thực tế.

STT

Khu vực thông gió

Nhiệt độ tT, oC

Bội số tuần hoàn hoặc lưu lượng gió tuần hoàn (m3/h)

Hút ra

Thổi vào

  Nhà ở
1 Phòng ở hộ gia đình ( tính cho 1m2/diện tích sàn) 1820 (3)
2 Nhà bếp 15 (60)
3 Phòng tắm 25 (25)
4 Phòng vệ sinh ( xí, tiểu) 16 (25)
5 Phòng vệ sinh: Tắm + xí, tiểu 25 (50)
6 Phòng vệ sinh chung 16 (50)
7 Phòng sinh hoạt tập thể trong ký túc xá, phòng học chung 18 6
Khách sạn
8 Phòng ngủ ( tính cho 1 người) 20 (30)
9 Khu vệ sinh riêng
‘- Phòng 1 gường 25 (50)
‘- Phòng 2 gường 25 (60)
10 Khu vệ sinh chung
‘- Cho 1 chậu xí 16 (50)
‘- Cho 1 chậu tiểu 16 (25)
Bệnh xá, trạm xá
11 Phòng bệnh nhân ( tính cho 1 gường) 20 (40)
12 Phòng phụ 25 2 1.5
13 Phòng cho trẻ sơ sinh bú 22 2 1.5
14 Phòng bác sĩ 20 1 1
15 Phòng Xquang, chiếu xạ 20 4 3
16 Phòng chuẩn bị dụng cụ mổ, khử trùng 18 3 1
17 Phòng vật lý trị liệu, răng hàm mặt 20 3 2
18 Nhà xác 2 3
  Công trình thể thao
Phòng tập luyện, thi đấu
19 ‘- Cho 1 vận động viên 15 (80)
20 ‘- Cho khan giả 15 (20)
21 Bể bơi trong nhà 26 (20)
22 Phòng thay quần áo cạnh bể bơi 20 2
23 Phòng nghỉ của VĐV, lớp học 18 2 2
24 Khu vệ sinh 23 (100)
Rạp hát, rắp chiếu bóng, CLB
25 Phòng khán giả 16 Theo tính toán
26 Hành lang 16 2
27 Căng tin 18 5
28 Phòng hút thuốc 16 10
29 Phòng vệ sinh ( tính cho 1 chậu xí, hay 1 chậu tiểu) 16 (100)

* Ghi chú các số liệu trong dấu () có đơn vị là m3/h.người

Bảng 3.6: Bội số tuần hoàn hoặc lưu lượng gió tuần hoàn

Các công thức tính toán lưu lượng gió và số lượng quạt thông gió trên dựa trên tài liệu Giáo trình Thông gió và Cấp gió tươi do Academia.edu biên soan

Link tham khảo: https://www.academia.edu/6487489/CH%C6%AF%C6%A0NG_XII_TH%C3%94NG_GI%C3%93_V%C3%80_C%E1%BA%A4P_GI%C3%93_T%C6%AF%C6%A0I

Một số mẫu quạt thông gió chất lượng trên thị trường

Quạt thông gió Dasin KVF-1845

quạt thông gió kvf 1845

Thông số kỹ thuật:

Điện áp 220V/50hz 380V/50hz
Tốc độ điều khiển 1 1
Vòng quay cánh quạt 910 950
Tốc độ lượng gió 149m/min 155m/min
Lưu lượng gió 78m3/min 49m3/min
Công suất 135W 147W
Cường độ dòng điện 0.69A 0.47A

 

Quạt thông gió KVF-1845 được hãng Dasin tích hợp 2 chiều hút và thổi, nên nó còn có tên gọi khác là quạt thông gió 2 chiều

  • Quạt thông gió KVF-1845 có 2 dòng điện là : 1 Pha và 3 Pha
  • Vỏ quạt được làm bằng loại thép cứng, chịu lực va đập tốt
  • Được phủ lớp sơn tĩnh điện : giúp cho quạt chống bị han gỉ, oxi hóa, chống xuống mã sản phẩm
  • Quạt có 6 cánh nhôm bền chắc, có đường kính 45cm
  • Phần motor quạt KVF-1845 được thiết kế toàn bít : nhờ có thiết kế này mà bụi bẩn không vào được bên trong, không làm hỏng được động cơ và làm cho quạt chạy ổn định, không bị hao hiệu suất.
  • Sử dụng TC cảm biến nhiệt : chống cháy chập khi hoạt động quá mức -> sinh ra nhiệt
  • Dây đồng cuốn bên trong động cơ được làm từ đồng nguyên chất 100% ( đã được Dasin cam kết )
  • Tiết kiệm điện tối đa lên tới 30%

Quạt thông gió Dasin KVF-2460

Quạt thông gió dasin kvf 2460

Thông số kỹ thuật:

Điện áp 220V/50hz 380V/50hz
Tốc độ điều khiển 1 1
Vòng quay cánh quạt 930 915
Tốc độ lượng gió 176m/min 190m/min
Lưu lượng gió 203m3/min 218m3/min
Công suất 270W 320W
Cường độ dòng điện 1.60A 0.79A

 

Quạt thông gió KVF-2460 được hãng Dasin tích hợp 2 chiều hút và thổi, nên nó còn có tên gọi khác là quạt thông gió 2 chiều

  • Quạt thông gió KVF-2460 có 2 dòng điện là : 1 Pha và 3 Pha
  • Vỏ quạt được làm bằng loại thép cứng, chịu lực va đập tốt
  • Được phủ lớp sơn tĩnh điện : giúp cho quạt chống bị han gỉ, oxi hóa, chống xuống mã sản phẩm
  • Quạt có 6 cánh nhôm bền chắc, có đường kính 60cm
  • Phần motor quạt KVF-2460 được thiết kế toàn bít : nhờ có thiết kế này mà bụi bẩn không vào được bên trong, không làm hỏng được động cơ và làm cho quạt chạy ổn định, không bị hao hiệu suất.
  • Sử dụng TC cảm biến nhiệt : chống cháy chập khi hoạt động quá mức -> sinh ra nhiệt
  • Dây đồng cuốn bên trong động cơ được làm từ đồng nguyên chất 100% ( đã được Dasin cam kết )
  • Tiết kiệm điện tối đa lên tới 30%

>> Báo giá quạt thông gió Dasin

Quạt thông gió vuông SHRV 400×400

quạt thông gió vuông shrv

Thông số kĩ thuật

Kích thước: 400x400x300mm

Công suất:0,25 KW

Điện áp: 220v / 380V

Lưu lượng gió: 8.000m3/h

Số lượng cánh :  5 cánh

Bảo hành: 12 tháng

Quạt thiết kế hoàn chỉnh gồm 1 mặt lưới, 1 mặt chớp

Với kích thước vuông vắn, kết hợp thiết kế motor truyền động trực tiếp, giúp đạt được lưu lượng gió lớn mà độ ồn tương đối thấp. Mặt lưới phía sau đảm bảo độ an toàn. Lá sách che mưa tự động mở khi vận hành, đóng khi dừng  giúp ngăn chặn bụi bẩn, côn trùng giúp quạt bền và hoạt động ổn định hơn.

>> Báo giá quạt thông gió vuông SHRV

Quạt Composite Dạng Loa 1060×1060

Quạt thông gió composite

 

Thông số sản phẩm

Model :HDP – 1060

Công suất: 0.55/4(Kw/P)

Điện áp : 220/50/1 ( V/Hz/P)/380V/220V

Lưu lượng khí : 32.000 ( m3/h)

Kích thước  : 1060x1060x550 ( mm)

Cánh inox , sải cánh : 850(mm)

Độ ồn :  55 db

Chất liệu : nhựa Composite chống ăn mòn, han gỉ

>> Báo giá quạt thông gió composite

Quạt Thông Gió Vuông Gián Tiếp IFAN 122C

quạt thông gió vuông Ifan

Thông số kỹ thuật:

Mã hàng: 122C

Kích thước ngoài :1220x1220x400 mm

Kích thước cánh :  1240mm

Lưu lượng gió :  37.000m3/h

Vòng tua :  450 vòng / phút

Công suất: 0,75Kw

Điện áp: 380v / 220V

Chuyển động gián tiếp.

Cánh quạt làm bằng chất liệu  inox 430

Có lưới, có chớp bảo vệ

Quạt thông gió vuông Gián Tiếp IFAN 122C thuộc dòng quạt công nghiệp  hướng trục, thân vuông, truyền động gián tiếp. Với thiết kế số lá cánh nhiêu, góc nghiêng hợp lý và cân bằng động cả 2 mặt giúp  quạt vận hành êm ái, giảm ổn, tránh gây ảnh hưởng tới con người, vật nuôi, cây trồng…

Với thiết kế thông minh :  lưới bảo vệ phía sau và phía trước là lá sách tự động mở khi vận hành, đóng khi dừng hoạt động nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, ảnh hưởng của thời tiết giúp tăng hiệu quả làm mát và kéo dài vòng đời sản phẩm .

5/5 (1 Review)
Sản phẩm liên quan
Bài viết liên quan
DMCA.com Protection Status

0936359088